DetailController

Đắk Lắk - Cao Bằng đẩy mạnh kết nối giao thương: Mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy phát triển bền vững

Hội nghị giao thương giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Cao Bằng diễn ra chiều ngày 27/5 không chỉ là dịp để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng, mà còn là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp hai địa phương mở rộng thị trường, kết nối cung cầu, hướng tới hợp tác phát triển bền vững và lâu dài.

Tăng cường kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa địa phương

Chiều ngày 27/5, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giữa hai tỉnh. Hội nghị có sự tham dự và đồng chủ trì của ông Nguyễn Văn Nhiệm – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk và bà Đồng Thị Kiều Oanh – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng, cùng với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp hai tỉnh và đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Nhiệm đã giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của Đắk Lắk trong phát triển sản phẩm OCOP và công nghiệp nông thôn. Tỉnh hiện có 140 sản phẩm OCOP, trong đó có 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao, 19 sản phẩm đạt 4 sao và 120 sản phẩm đạt 3 sao; cùng với 36 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được chứng nhận. Đây là những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm bản sắc vùng đất Tây Nguyên, được đánh giá là có nhiều dư địa để phát triển, mở rộng phân phối trong và ngoài nước.

Ông Nhiệm nhấn mạnh, Hội nghị không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mà còn là cơ hội để kết nối với các đối tác tiềm năng, nâng cao khả năng tiêu thụ và mở rộng mạng lưới phân phối. Sở Công Thương Đắk Lắk mong muốn tổ chức nhiều hội nghị kết nối giao thương hơn nữa nhằm tạo ra sân chơi hiệu quả cho doanh nghiệp các địa phương.

Về phía tỉnh Cao Bằng, bà Đồng Thị Kiều Oanh chia sẻ những tiềm năng và sản phẩm chủ lực của địa phương – nơi nổi bật với các sản phẩm nông sản sạch, miến dong, chè Shan tuyết, thạch đen, mật ong và các sản phẩm từ dược liệu. Bà Oanh khẳng định Sở Công Thương Cao Bằng sẽ làm tốt vai trò cầu nối, không chỉ tăng cường hợp tác hai chiều với tỉnh Đắk Lắk mà còn kết nối doanh nghiệp Đắk Lắk với thị trường Trung Quốc thông qua các cửa khẩu biên giới đang ngày càng được chú trọng đầu tư.

Hướng tới hợp tác bền vững, nâng cao năng lực chuỗi cung ứng

Tại hội nghị, các doanh nghiệp hai tỉnh đã trực tiếp giới thiệu sản phẩm, trao đổi thông tin, thảo luận cơ hội hợp tác và ký kết biên bản ghi nhớ nhằm hiện thực hóa các thỏa thuận hợp tác trong tương lai. Nội dung trao đổi không chỉ dừng lại ở giới thiệu sản phẩm, mà còn tập trung vào các vấn đề liên quan đến nhu cầu thị trường, phương án vận chuyển – phân phối, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, cũng như các cơ hội mở rộng sang thị trường ngoại tỉnh và quốc tế.

Sự kiện được đánh giá là bước đi thiết thực trong nỗ lực kết nối cung – cầu hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tìm hướng đi để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường. Qua việc tạo điều kiện để nhà sản xuất và nhà phân phối hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường, hội nghị giúp tăng cường khả năng tham gia chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu quả phân phối, đồng thời góp phần xây dựng các liên kết vùng trong phát triển kinh tế nông thôn.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, việc tổ chức các hội nghị giao thương không chỉ đơn thuần là hoạt động xúc tiến thương mại mà còn là chiến lược dài hạn nhằm định vị thương hiệu sản phẩm địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Những cam kết hợp tác ban đầu tại hội nghị sẽ là nền móng để hình thành những chuỗi giá trị sản phẩm hiệu quả hơn, liên kết chặt chẽ hơn và cùng hướng tới thị trường xuất khẩu.

Việc hai địa phương Đắk Lắk và Cao Bằng cùng tổ chức hội nghị giao thương là tín hiệu tích cực cho xu hướng hợp tác liên vùng – nhất là giữa Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Lợi thế của cả hai địa phương là đều sở hữu những sản phẩm nông nghiệp độc đáo, được đánh giá cao về chất lượng và tiềm năng thị trường. Đặc biệt, với hệ thống sản phẩm OCOP ngày càng hoàn thiện và khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng, các sản phẩm đặc trưng của hai tỉnh hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là hạn chế trong quy mô sản xuất, năng lực chế biến và kỹ năng xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Sự thiếu đồng bộ trong vận chuyển, phân phối cũng là rào cản khiến sản phẩm khó vươn xa. Việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác là bước đầu quan trọng, nhưng để hiện thực hóa các thỏa thuận đó, cần sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ thương mại.

Trong thời gian tới, các bên cần tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại, tăng cường tổ chức các phiên kết nối giao thương định kỳ, đẩy mạnh truyền thông sản phẩm và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hoàn thiện bao bì, nhãn mác và tham gia vào các nền tảng thương mại điện tử. Việc xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời gia tăng giá trị hàng hóa địa phương theo hướng bền vững.

Thiên Thanh

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc