DetailController

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Vai trò, trách nhiệm của Thanh tra chuyên ngành trong tình hình mới

Nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật được giao cho những người làm công tác báo cáo viên pháp luật, có chuyên môn chuyên ngành và chuyên môn về pháp luật ở các, đơn vị thực hiện. Riêng đối với thanh tra chuyên ngành, ngoài chức năng, nhiệm vụ về công tác thanh tra, kiểm tra, tham mưu xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng theo quy định, thanh tra chuyên ngành còn thực hiện nhiệm vụ được giao trong thẩm quyền quản lý nhà nước, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật. Đây được xem là nhiệm vụ gắn liền với việc thực thi công vụ của công chức thanh tra. Phân tích vai trò này của thanh tra chuyên ngành thông qua các hoạt động công vụ, để từ đó có định hướng và giải pháp cho nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên ngành là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thanh tra Bộ Công Thương khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra chuyên nghành năm 2024

Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: ngoài việc phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa; phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã lồng ghép việc tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng được thanh tra, kiểm tra các qui định của pháp luật cũng như các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia... có liên quan đến hoạt động của ngành. Đây được xem là hình thức phổ biến, hướng dẫn pháp luật thông qua hoạt động thực thi pháp luật, công tác này được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong việc thực thi pháp luật chuyên ngành. Thông qua công tác này, việc tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật có liên quan được thực hiện một cách trực tiếp với những nội dung cụ thể, cần thiết mà người dân, doanh nghiệp cần cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đây được xem là hình thức tuyên truyền miệng, công việc này đóng vai trò hết sức quan trọng, người tuyên truyền, hướng dẫn phải am hiểu pháp luật chuyên ngành để hướng dẫn cụ thể, kịp thời gắn liền với thời điểm thực thi công vụ.

Chánh thanh tra Bộ Công Thương, Lê Việt Long, trao đổi với học viên về thuộc tính của chứng cứ tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra chuyên nghành năm 2024

Thông qua công tác tiếp dân: nhiệm vụ của công tác tiếp dân là tiếp nhận phản ảnh, kiến nghị hay khiếu nại, tố cáo theo quy định, công tác tiếp công dân của thanh tra chuyên ngành, nhiều khi là giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cho người dân các thủ tục hành chính, các thủ tục pháp lý, các quy định có liên quan về điều kiện kinh doanh đến hoạt động cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện như về an toàn thực phẩm; về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng; về sản xuất kinh doanh rượu, thuốc lá; về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.... và kể cả việc hướng dẫn để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ... trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh của người dân. Nhiệm vụ tuyên tuyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật được phát huy tại các buổi tiếp công dân mà phần lớn là hướng dẫn về thủ tục hành chính, giải đáp thắc mắc về điều kiện kinh doanh, cũng như các quy định trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, mà việc nắm bắt các điều kiện về kinh doanh, thủ tục pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp còn hạn chế.


Thông qua việc xử lý vi phạm hành chính: việc xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền, trong lĩnh vực quản lý nhà nước của hoạt động thanh tra chuyên ngành được tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật, khi thực hiện nhiệm vụ này phải đảm bảo nguyên tắc kịp thời, chính xác, khách quan, đúng hành vi và xử lý đúng đối tượng vi phạm hành chính. Thông qua công tác này, người có thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành, phải kịp thời hướng dẫn, tuyên truyền các quy định của pháp luật cho đối tượng vi phạm biết về các hành vi đã vi phạm, giải thích rõ ràng để người vi phạm không tái phạm và chấp hành quyết định xử phạt, nhằm hạn chế các trường hợp không tuân thủ, không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính xảy trong hoạt động xử lý hành chính. Để thực hiện vai trò này đòi hỏi người làm công tác thanh tra chuyên ngành phải bản lĩnh, tuân thủ các nguyên tắc của quá trình xử lý, đồng thời phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và kết hợp với “các biện pháp mềm” trong việc thuyết phục, động viên người vi phạm chấp hành quyết định xử lý.
Thông qua hội nghị phổ biến pháp luật: Hoạt động giáo dục phổ biến pháp luật được tổ chức hàng năm theo kế hoạch và được tổ chức hưởng ứng theo Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 09/11 hàng năm) hoặc tổ chức đột xuất khi có yêu cầu của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh. Nhiệm vụ này được các báo cáo viên pháp luật nghiên cứu, chuẩn bị kỹ về nội dung cũng như phương pháp thực hiện, trong đó có sự đóng góp của báo cáo viên thanh tra chuyên ngành. Phần lớn các hội nghị được tập trung để phổ biến pháp luật là cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức hoặc các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở từng lĩnh vực cụ thể như về lĩnh vực, xăng dầu...

Thông qua việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật: hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiện nay của Ngành được giao cho thanh tra thực hiện, vài trò này được thể hiện thông qua các hoạt động chuyên môn về điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và hoạt động kiểm tra về theo dõi thi hành pháp luật. Qua hoạt động này, nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, cũng như kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế trong việc thi hành pháp luật, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Công Thương. Theo quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020) hoạt đồng này được thực hiện hàng năm và được lựa chọn lĩnh vực trọng tâm để theo dõi.
Vai trò của thanh tra chuyên ngành trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật được thể hiện thông qua các hoạt động như nêu trên là các hoạt động gắn liền với thực thi công vụ. Việc chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ là trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.... Người làm công tác thanh tra chuyên ngành cần phát huy và tăng cường hơn nữa năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Thường xuyên lắng nghe, đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật chuyên ngành để có cách tiếp cận và hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiếp cận, nắm bắt các quy định của pháp luật phục vụ cho quá trình
hoạt động của mình./.

Hoàng Văn Giang, phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương