DetailController

Một số quy định mới tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

Thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã được tăng cường, nâng cao nhận thức người dân đối với công tác PCCC, thu hút được nguồn lực, sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực PCCC còn khá nhiều bất cập. Quá trình phát triển nhanh của kinh tế - xã hội đã xuất hiện nhiều đối tượng thuộc diện quản lý mới có nhiều nguy hiểm cháy nổ, hoặc thiệt hại lớn khi có cháy nổ xảy ra, nhưng chưa được cập nhật kịp thời khiến cơ sở còn nhiều lúng túng.Ngoài ra, sự phối hợp giữa các sở ban ngành chưa tốt, chưa đồng bộ nên vẫn còn những bất cập trong quản lý nhà nước, gây nên những nguy cơ cháy nổ cao.Nhằm khắc phục những bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.Nội dung của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã có nhiều điểm mới so với trước đây nêncần lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định này.

              Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gồm 9 chương, 54 điều với 9 phụ lục kèm theo, có hiệu lực thi hành kể ngày 10 tháng 01 năm 2021 vàthay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. So với Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì Nghị định số 136/2020/NĐ-CP giữ nguyên 1 điều, sửa đổi, bổ sung 47 điều, bãi bỏ 10 điều, xây dựng mới 6 điều và sửa đổi, bổ sung 5 phụ lục, bãi bỏ 1 phụ lục, xây dựng mới 4 phụ lục.
              Các quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã bổ sung, hướng tới việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chính quyền địa phương, phù hợp theo phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCCC đó là: lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Và đặc biệt, có nhiều điểm mới liên quan đến điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy…Cụ thể một số nội dung mới được quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP như:

             - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định đầy đủ, chi tiết các thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy kèm theo biểu mẫu nhằm bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trong quá trình thực hiện.

             - Nghị định số 136/2020/NĐ-CPtập trung vào cụ thể hóa điều kiện phòng cháy cho các cơ sở, đối tượng như quy định có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới; quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với hộ gia đình vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh và bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC là: nhà trọ, trường tiểu học, THCS; nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình; cửa hàng tiện ích. Đặc biệt, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của khu dân cư thì khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại khu dân cư gồm:

            + Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

            + Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

           + Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

           + Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

           - Nghị định 136/2020/NĐ-CPphân định thẩm quyền kiểm tra, giám sát của cảnh sát PCCC và quy định danh mục cơ sở do UBND cấp xã quản lý (phụ lục IV), bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức mới của Bộ Công an, thực hiện phân cấp tối đa việc quản lý cho cấp cơ sở để nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

           - Ngoài ra, theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy với phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên đến 09 chỗ ngồi chỉ cần:

          + Đảm bảo điều kiện hoạt động đã được kiểm định.

          + Vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

           Trên đây là một số điểm mới cần lưu ý tại Nghị định số136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

            Chi tiết về Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 xem tại đây /nghi dinh 136/pdf-7747cda4a737

/documents/38222/19659166/136-2.pdf/84728d39-6936-48ee-9850-05f22cbad2d7

 

Phòng Thanh tra - Pháp chế, Cục QLTT Hưng Yên

ViewElegalDocument

ViewLink

com.soft.name.link
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc