Tên các loại hàng hóa made in Việt Nam có phải là hàng Việt Nam

Với người tiêu dùng, hiểu đơn giản “Made in Vietnam” chính là hàng sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhắc lại là thực tế, tại Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về việc ghi xuất xứ đối với hàng bán tại thị trường nội địa. Nhiều người tiêu dùng cho biết, xuất xứ không phải là thứ duy nhất họ quan tâm. Bên cạnh giá cả, chất lượng thì có một thứ họ quan tâm đó là thương hiệu. Ví dụ, nếu một sản phẩm như Apple thì phần lớn người tiêu dùng sẽ không quan tâm nó được lắp ở đâu và mặc định nó là hàng Mỹ. Bởi thực tế, thương hiệu Apple chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn sản phẩm của họ. Còn với những sản phẩm chưa có thương hiệu thì phần lớn chỉ quan tâm đến xuất xứ của nó.
Tuy nhiên, trong khi chờ một bộ tiêu chuẩn về hàng Made in Vietnam tiêu thụ trong nước, vấn đề quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm, uy tín của chính DN với mỗi sản phẩm của mình. Bản thân cụm từ "Tự chịu trách nhiệm" trong quy định hiện tại của Nghị định 43/2017 của Chính phủ đã bao hàm nghĩa đó. Dù DN có ghi như thế nào trong xuất xứ hàng hóa của mình, có đẳng cấp, có công nghệ như thế nào đi chăng nữa mà người tiêu dùng không chấp nhận thì DN cũng thất bại.
Nhưng vẫn đề ở đây cần hiểu nội hàm như sau, bây giờ một doanh nghiệp có thể nhập khẩu 70% linh kiện vào thị trường Việt Nam và gia công sau đó họ dán Made in Việt Nam và gọi đó là hàng hóa nội địa. Chính vì điều này dẫn đến người tiêu dùng khó phân biệt được thế nào là hàng nội địa “made in Việt Nam” thế nào là hàng hóa nhập khẩu. Và còn có những hàng hóa chỉ có ý tưởng của người Việt Nam còn lại là nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài nhưng vẫn được dán “made in Việt Nam”.