DetailController

Giới thiệu Nghị định mới của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

Ngày 16 tháng 5 năm2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 gồm có 8 chương với 30 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Cùng với sự phát triển của xã hội thì các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng càng gia tăng cả về số lượng và mức độ; hàng loạt các vụ vi phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích của người tiêu dùng được phát hiện đã gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng. Vì vậy, bảo vệ người tiêu dùng là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của Việt Nam mà cả trên thế giới.

Ngày 22 tháng 6 năm 2023 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành. Nhằm thể chế hóa chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Nghị định quy định chi tiết khoản 9 Điều 3; khoản 2 Điều 9, khoản 2 Điều 13, khoản 5 Điều 23, khoản 5 Điều 28, khoản 3 Điều 32, khoản 5 Điều 33, khoản 4 Điều 37, khoản 5 Điều 39, khoản 3 Điều 40, khoản 3 Điều 45, khoản 3 Điều 47 và khoản 2 Điều 73 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, Nghị định số 55/2024/NĐ-CP có quy định:

*/ Về trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại: ngoài việc thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nội quy của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại ban hành theo quy định của pháp luật.

*/ Về trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại:

- Ban hành nội quy theo quy định của pháp luật trong đó phải có các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, người bán hàng; người có có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, phản ánh của người tiêu dùng và biện pháp xử lý vi phạm.

- Hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại khi được yêu cầu.

- Đặt và duy trì hoạt động của cân đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.

Cân đối chứng, thiết bị đo lường phải được kiểm định và còn trong thời hạn kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường.

- Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa, cân đối chứng thiết bị đo lường trong khi vực chợ, trung tâm thương mại.

- Thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật.

- Định kỳ 06 tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.

- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định của pháp luật có liên quan khác.

- Xử lý vi phạm theo nội quy đã được ban hành theo quy định của pháp luật.

*/ Yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 6 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, theo đó, hợp đồng giao kết với người tiêu dùng phải đáp ứng đủ 05 yêu cầu sau:

- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng khác theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.

- Trong trường hợp giao kết bằng văn bản giấy, cỡ chữ nhỏ nhất là 12 theo loại chữ Times New Roman hoặc kích cỡ tương đương.

- Màu chữ và màu nền thể hiện nội dung văn bản phải tương phản nhau.

- Bố cục, thiết kế văn bản phải rõ ràng, dễ theo dõi.

- Nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu và phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chi tiết về Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ xem tại đây./.

PHÒNG THANH TRA - PHÁP CHẾ

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương