DetailController

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp

Hiện nay, ngành công nghiệp hóa chất được nhận định là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng cho phân bón, sơn và mực in, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa... Công nghiệp hoá chất ở Việt Nam chủ yếu nhằm phục vụ nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng, bao gồm: Hoá chất để phục vụ cho nông nghiệp: Phân bón như phân lân, phân đạm, phân NPK…; Hoá chất dùng để bảo vệ thực vật; Hoá chất vô cơ cơ bản: Soda, xút, axit sulfuric, axit photphoric, axit clohydric…; Hoá chất của ngành công nghiệp: Đất đèn, oxy, cacbonic, than hoạt tính, amoniac, phụ gia của sản phẩm dầu mỏ, que hàn, nguyên liệu nhựa; Hoá chất dùng trong tiêu dùng: Xăng dầu, chất tẩy rửa, pin ắc quy, cao su, sơn.

Nhằm kịp thời điều chỉnh để xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2019.Và ngày 31/01/2022, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 có hiệu lực kể từ ngày ký.

Cùng với việc triển khai thi hành kịp thời, toàn diện, thống nhất và có hiệu quả thi hành Luật hóa chất, Chính phủ đã quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, cũng như thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp được quy định cụ thể tại Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thi hành các Nghị định: Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định  số 134/2013/NĐ-CP ngày 13/10/2013 quy định về  xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định  số số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/10/2020 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí..thì đã nảy sinh một số vấn đề hạn chế trong thực tiễn áp dụng. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ -CP ngày 31/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 đã chỉnh lý quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt (Thanh tra, Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường…) để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Đồng thời, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 đã bổ sung thêm hình thức phạt bổ sung và quy định lại mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.

             Chi tiết về các nội dung trên xem tại đây:

             - Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019

             - Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022./.

Phòng Thanh tra - Pháp chế, Cục QLTT Hưng Yên

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc